Truyện ma có thật
Ở làng Vạn Yên, dòng họ ông Đào Ngọc Phú là gia đình duy nhất có nghĩa trang tư thành hình cách đây đã ba thế hệ. Người ta kể rằng lúc ông nội của ông Phú còn ngồi ghế quan huyện đã dùng thế lực để mua lại cơ ngơi của một gia đình lân cận giáp ranh phía sau nhà ông rồi cho san bằng, và lập nghĩa địa riêng, dặn con cháu là khi ông xui tay nhắm mắt thì an táng ấy là miếng đất có long mạch tiềm ẩn. Dòng họ Đào Ngọc sẽ tiếp tục phát thêm được mấy đời nữa.
Khu nghĩa trang ấy nằm vào khu đất trũng, có hàng rào gỗ bao bọc. Quanh năm âm u vì lũy tre già rũ xuống che phủ. Lại thêm cây đa cổ thụ mọc bên hông, tàn lá ngăn hết ánh sáng mặt trời, khiến những ngôi mộ nằm trong đó trông càng lạnh lẽo. nhất là những buổi sáng mờ sương hay những khi chiều tối.
Nhưng có lẽ thầy địa lý đoán sai, cho nên hai ba thế hệ kế tiếp nhau, dòng họ Đào Ngọc cứ xuống dần, thoái Quan vi dân về làm ruộng. Gọi là xuống, nhưng ruộng đất còn rất nhiều, so với đại đa số dân làng thì họ Đào Ngọc vẫn thuộc hàng ăn trên ngồi tróc, vinh hoa phú quý hơn đời.
Chỉ có điều làm ông Phú không hả dạ là vì trong thâm sâu, ông mê làm Quan. ông thích chức quyền để dược nể sợ, chứ không muốn chỉ làm người phú hộ. Tuy giàu mà thiếu cái oai phong, hách dịch. ông bỏ thời gian đi tìm thầy địa lý mãi trên cao bằng, đón về để coi khu nghĩa địa sau vườn, và kể rõ câu chuyện ông nội làm Quan năm xưa, hy vọng là có thể nhờ thầy xoay chuyển lại số mệnh, tái lập con đường hoàng lộ lại cho ông và con cháu.
Nhưng thầy coi xong thế đất rồi bảo:
- Vận số của ông chỉ được đến thế thôi, như vậy cũng được đại phúc lắm rồi. Tương lai hung khiết chưa biết thế nào, cần phải thi ân bố đức cho thật nhiều. Nhân đã dạy là Tiên tích đức, hậu tầm long. Xưa Cao Biền thời Đường bên Tàu sang cai trị nước ta, xây thành Đại La, dùng phép phong thủy để yểm chấn những nơi có long mạch, hòng làm cho dân Nam mỗi ngày một suy yếu, không vùng lên được. Phép yểm buà của Cao Biền hiểm hóc lắm, giết đứa con gái 17 tuổi, moi hết ruột gan, nhồi cỏ vào bụng, rồi cho mặc quần áo màu vàng, giả làm Thần Linh để đánh lừa Thần Núi Tản ở nước ta. Phép ấy thì tôi cũng có thể làm được để xoay chuyển vận số cho ông. Nhưng xét ra ác động và tội âm đức lắm. Con cháu về sau sẽ phát cuồng, mà đi ăn xin tha phương cầu thực.
ông Phú nghe xong, thở dài não ruột, chia tay ông thầy địa lý, rồi ông ra phía trang sau nhà thắp nhang khắp lượt, con mèo đen thoăn thoắt chạy theo, con mèo này ông nuôi từ khi mới đẻ, lúc nào cũng gắn bó không rời ông. ông buồn rầu nhìn gần 20 ngôi mộ xây cùng kích thước. Phần lớn lớp xi măng bọc ngoài đã lên riêu xanh mốc. Người lạ đến nhà ông bất chợt ra vườn sau, nhìn thấy những ngôi mộ san sát ấy, thường khó tránh khỏi cái cảm giác rờn rợn bao phủ. Nhưng với cả nhà ông thì đã quá quen mắt từng ngày, nên chẳng bao giờ bận tâm đến. Thậm chí có những đêm trăng mờ, lũ con ông còn dám rủ nhau ra, chọn một ngôi mộ bằng phẳng, leo lên ngồi cầu cơ gọi hồn về để hỏi chuyện tương lai. Thầy địa lý đi rồi, bà Phú ngước mắt nhìn chồng và nhắc lại:
- Thầy nói đúng lắm đó ông à! Mình được như thế này là quý lắm rồi. Phúc đức tại tâm, Thầy bảo phải thi ân bố đức, thì cứ nghe lời thầy mà làm. Từ nay, giúp được ai cái gì thì mình cứ giúp ; ông đừng có đón Thầy về nữa, tốn phí mà chẳng có lợi lộc gì. Theo tôi thì, cứ ăn ở cho phải đạo là tốt hơn cả.
ông Phú nhíu mày gắt nhẹ:
- Bà nói chuyện hay nhỉ? Thi ân bố đức thì lúc nào mà tôi chả rộng rãi hơn người? Cái dạo vỡ đê năm thìn, không có tôi bỏ tiền cứu lụt ở làng này, thì cả làng không có đủ đất mà chôn người chết, bà quên rồi hay sao? Rồi cái dạo năm Dậu bị hạn hán, củ chuối củng không có mà ăn, dân làng chết như rạ. Nửa năm trời tôi xuất kho phát chẩn cứu bao nhiêu người đều không là thì ân bố đức hay sao?
Bà Phú dè dặt góp ý:
- Hời... Nói của đáng tội, tiền của ông nội nhà mình thì đều là....là...
- Đều là thế nào? Có phải bà định bảo là tiền của phi nghĩa, bóc lột của người nghèo có phải không? Tôi cấm bà mở miệng nhắc đến việc ấy. Nghe lời những quân mất dạy ở ngoài đường.
Bà Phú nhẫn nhục phân trần:
- Sao mà cứ động một tí là ông cứ mắng tôi? Tôi là tôi vì ông, vì các con, nên mới bàn góp cho ông vài lời, chứ tôi có muốn nói ra làm gì? Tôi chỉ nhắc lại lời thầy địa lý bảo là mình phải làm phúc. ông cứu lụt rồi ông phát chẩn thì tôi quên làm sao được? Chính tôi cùng với người làm gánh từng gánh cơm ra đê cho người