Pin "chai", vì sao?
Pin “chai” là pin chưa sử dụng được hết một ngày thì cạn, khi sạc được hơn 10 phút thì máy báo đầy. Đây là “bệnh” của những viên pin dùng đã lâu ngày, nhưng lí do chủ yếu là do cách sạc pin không đúng và cả do những thiết bị sạc trôi nổi.
Sạc pin không dễ!
Cả thiết bị sạc pin lẫn cách sạc pin đều là những lưu ý quan trọng mà bất kì nhà sản xuất ĐTDĐ nào cũng đưa vào cuốn sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy. Thế nhưng, rất nhiều người dùng đã quên đi những lời khuyên hữu ích này.
Với một chiếc máy mới mua về, chính xác là khi mua một viên pin mới, nhà sản xuất thường khuyên nên tuân thủ đủ 3 bước nạp và xả pin như sau: lần thứ nhất cắm sạc khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ (riêng với pin Li-Ion thì chỉ khoảng 5 tiếng, cần chú ý đừng để pin quá nóng), sau đó dùng đến khi cạn pin (máy không hoạt động được nữa), lần thứ 2 và thứ 3 cũng như thế và đến lần thứ 4 trở đi thì dùng bình thường, nghĩa là khi máy báo pin chỉ còn một nấc là lúc cần sạc tiếp. Tránh để tình trạng pin hoàn toàn cạn kiệt rồi mới sạc. Tuy nhiên, cứ mỗi 20 ngày đến một tháng thì nên để pin cạn hoàn toàn một lần rồi mới sạc tiếp.
Theo nguyên tắc, đa số những chiếc điện thoại đều có những mạch điện giúp máy tự ngắt điện vào pin khi pin đầy, nhưng dòng điện này là rất nhỏ nên mạch hoạt động đôi khi không hiệu quả. Chính vì thế nên khi cắm sạc lâu hơn mức cần thiết, đặc biệt là qua đêm, thì pin sẽ nóng lên và rất dễ bị hư hại.
Việc kiên nhẫn làm theo từng bước như vậy sẽ không thừa, nó sẽ mang lại hiệu quả sử dụng pin lâu hơn, tuổi thọ của pin và máy theo đó cũng được cải thiện.
Chọn thiết bị sạc hợp lí
Cùng với việc sạc pin cho đúng cách là việc phải sở hữu những viên pin cùng bộ sạc tốt và đồng bộ. Hiện nay, thị trường nhan nhản những thiết bị sạc có giá dao động từ 15 ngàn đến 30 ngàn cho sạc Nokia, khoảng trên 40 ngàn cho sạc Motorola và Samsung tùy cửa hàng. Những thiết bị tiếp điện cho pin này hoạt động rất kém hiệu quả, rất lâu đầy pin và thường hay tự nóng lên. Vì sạc có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều rồi tích điện vào pin nên mạch chuyển đổi bên trong và dòng điện phát ra rất quan trọng. Những thiết bị với linh kiện rẻ tiền khó có thể cho ra những thông số phù hợp và chuẩn xác theo thông số pin, đôi khi còn hại cả máy.
Và quả thật, không thể đòi hỏi một thiết bị có giá 15 ngàn đồng hoạt động thật tốt chức năng sạc của mình. Bởi thế, bạn tuyệt đối tránh mua những cục sạc mới tinh, trôi nổi ngoài thị trường với giá dưới 30 ngàn. “Tiền nào của đó”, hoàn toàn không có một thiết bị sạc tiêu chuẩn nào lại có mức giá rẻ như thế.
Khi mua sạc, cần đến các showroom chính hãng hoặc những siêu thị điện thoại lớn để có được những lựa chọn tốt nhất, hoặc cũng có thể tìm những cục sạc cũ có dán tem của các nhà phân phối như FPT, B.S, ABTel,…hay tìm mua những thiết bị sạc có dán tem của nhà sản xuất (phổ biến là Koracell, giá từ 70 đến 100 ngàn đồng).
Việc những cục sạc chính hãng có giá khá cao thường làm người dùng phân vân, nhưng thử hỏi, để đảm bảo an toàn cho chiếc điện thoại giá trị bạc triệu thì một vài trăm ngàn bỏ ra cho một thiết bị sạc tốt có đáng là bao? Tuy đa số các thiết bị sạc đều có thể dùng chung cho các model trong cùng một hãng sản xuất, nhưng nhà sản xuất bao giờ cũng khuyến cáo nên dùng những cục sạc kèm theo máy và phù hợp với model đang sử dụng, bởi thiết bị này có sự khác biệt nhỏ ở mỗi dòng máy riêng.
Tóm lại, việc may mắn sở hữu những thiết bị đồng bộ là chưa đủ để kéo dài tuổi thọ cho pin nói riêng và cho điện thoại nói chung, người dùng cần áp dụng những qui tắc nhỏ để tự mình khắc phục những “bệnh” lặt vặt của máy, trong đó “chai” pin là một ví dụ.
Theo E-Chip Mobile
Sạc pin không dễ!
Cả thiết bị sạc pin lẫn cách sạc pin đều là những lưu ý quan trọng mà bất kì nhà sản xuất ĐTDĐ nào cũng đưa vào cuốn sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy. Thế nhưng, rất nhiều người dùng đã quên đi những lời khuyên hữu ích này.
Với một chiếc máy mới mua về, chính xác là khi mua một viên pin mới, nhà sản xuất thường khuyên nên tuân thủ đủ 3 bước nạp và xả pin như sau: lần thứ nhất cắm sạc khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ (riêng với pin Li-Ion thì chỉ khoảng 5 tiếng, cần chú ý đừng để pin quá nóng), sau đó dùng đến khi cạn pin (máy không hoạt động được nữa), lần thứ 2 và thứ 3 cũng như thế và đến lần thứ 4 trở đi thì dùng bình thường, nghĩa là khi máy báo pin chỉ còn một nấc là lúc cần sạc tiếp. Tránh để tình trạng pin hoàn toàn cạn kiệt rồi mới sạc. Tuy nhiên, cứ mỗi 20 ngày đến một tháng thì nên để pin cạn hoàn toàn một lần rồi mới sạc tiếp.
Theo nguyên tắc, đa số những chiếc điện thoại đều có những mạch điện giúp máy tự ngắt điện vào pin khi pin đầy, nhưng dòng điện này là rất nhỏ nên mạch hoạt động đôi khi không hiệu quả. Chính vì thế nên khi cắm sạc lâu hơn mức cần thiết, đặc biệt là qua đêm, thì pin sẽ nóng lên và rất dễ bị hư hại.
Việc kiên nhẫn làm theo từng bước như vậy sẽ không thừa, nó sẽ mang lại hiệu quả sử dụng pin lâu hơn, tuổi thọ của pin và máy theo đó cũng được cải thiện.
Chọn thiết bị sạc hợp lí
Cùng với việc sạc pin cho đúng cách là việc phải sở hữu những viên pin cùng bộ sạc tốt và đồng bộ. Hiện nay, thị trường nhan nhản những thiết bị sạc có giá dao động từ 15 ngàn đến 30 ngàn cho sạc Nokia, khoảng trên 40 ngàn cho sạc Motorola và Samsung tùy cửa hàng. Những thiết bị tiếp điện cho pin này hoạt động rất kém hiệu quả, rất lâu đầy pin và thường hay tự nóng lên. Vì sạc có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều rồi tích điện vào pin nên mạch chuyển đổi bên trong và dòng điện phát ra rất quan trọng. Những thiết bị với linh kiện rẻ tiền khó có thể cho ra những thông số phù hợp và chuẩn xác theo thông số pin, đôi khi còn hại cả máy.
Và quả thật, không thể đòi hỏi một thiết bị có giá 15 ngàn đồng hoạt động thật tốt chức năng sạc của mình. Bởi thế, bạn tuyệt đối tránh mua những cục sạc mới tinh, trôi nổi ngoài thị trường với giá dưới 30 ngàn. “Tiền nào của đó”, hoàn toàn không có một thiết bị sạc tiêu chuẩn nào lại có mức giá rẻ như thế.
Khi mua sạc, cần đến các showroom chính hãng hoặc những siêu thị điện thoại lớn để có được những lựa chọn tốt nhất, hoặc cũng có thể tìm những cục sạc cũ có dán tem của các nhà phân phối như FPT, B.S, ABTel,…hay tìm mua những thiết bị sạc có dán tem của nhà sản xuất (phổ biến là Koracell, giá từ 70 đến 100 ngàn đồng).
Việc những cục sạc chính hãng có giá khá cao thường làm người dùng phân vân, nhưng thử hỏi, để đảm bảo an toàn cho chiếc điện thoại giá trị bạc triệu thì một vài trăm ngàn bỏ ra cho một thiết bị sạc tốt có đáng là bao? Tuy đa số các thiết bị sạc đều có thể dùng chung cho các model trong cùng một hãng sản xuất, nhưng nhà sản xuất bao giờ cũng khuyến cáo nên dùng những cục sạc kèm theo máy và phù hợp với model đang sử dụng, bởi thiết bị này có sự khác biệt nhỏ ở mỗi dòng máy riêng.
Tóm lại, việc may mắn sở hữu những thiết bị đồng bộ là chưa đủ để kéo dài tuổi thọ cho pin nói riêng và cho điện thoại nói chung, người dùng cần áp dụng những qui tắc nhỏ để tự mình khắc phục những “bệnh” lặt vặt của máy, trong đó “chai” pin là một ví dụ.
Theo E-Chip Mobile